Quản lý thông tin BIM trong tòa nhà là vấn đề quan trọng trong mỗi dự án xây dựng áp dụng mô hình BIM. Cùng tìm hiểu cách quản lý thông tin trong mô hình BIM để nâng cao hiệu suất xây dựng, giảm thiểu các sai sót trong dự án.
Quản lý thông tin BIM trong tòa nhà là một hệ thống phức tạp nhằm tạo ra và quản lý dữ liệu 3D chi tiết về toàn bộ quá trình xây dựng và vận hành của tòa nhà. Nó không chỉ dừng lại ở việc tạo ra mô hình 3D của tòa nhà mà còn bao gồm dữ liệu về kết cấu, các hệ thống điện, nước, và các thông tin quan trọng khác.
Quản lý thông tin trong mô hình BIM được coi là một bước tiến quan trọng trong ngành xây dựng và quản lý tòa nhà, mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Nó giúp tối ưu hóa thiết kế, quản lý chi phí, và nâng cao hiệu suất trong cả quá trình xây dựng và vận hành tòa nhà.
BIM không chỉ là công cụ thiết kế mà còn là một hệ thống thông tin mạnh mẽ giúp cải thiện hiệu suất xây dựng và quản lý tòa nhà. Dưới đây là những lợi ích đáng kể của quản lý thông tin dự án trong mô hình BIM:
Trong quá trình thiết kế và thi công, sai sót là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, quản lý thông tin BIM giúp giảm thiểu các sai sót này đáng kể. Nhờ mô hình 3D chi tiết, các nhà thầu và kỹ sư có thể thấy sự tương tác giữa các yếu tố khác nhau của tòa nhà, từ cấu trúc đến hệ thống điện, nước, và cả nội thất. Điều này giúp phát hiện và sửa chữa lỗi thiết kế trước khi thi công, giảm thiểu thời gian và nguồn lực cần thiết cho việc sửa chữa sau này.
BIM cũng hỗ trợ trong việc tối ưu hóa lịch trình xây dựng. Bằng cách phân tích mô hình 3D, những hiểu biết sâu rộng về quy trình xây dựng có thể được đạt được. Điều này cho phép lập kế hoạch một cách hiệu quả hơn, xác định các công việc có thể diễn ra đồng thời, từ đó giảm thiểu thời gian xây dựng và tối ưu hóa nguồn nhân lực.
Sau khi dự án hoàn thành, quản lý thông tin BIM vẫn giữ giá trị cao. Dữ liệu BIM cung cấp thông tin chi tiết về mọi thành phần của tòa nhà, từ cấu trúc đến hệ thống điện, nước, và trang thiết bị. Điều này giúp quản lý tòa nhà theo dõi và điều chỉnh vận hành hàng ngày một cách dễ dàng hơn. Thông tin cụ thể về các bộ phận tòa nhà và lịch sử bảo trì có sẵn để hỗ trợ việc ra quyết định thông minh
BIM cũng giúp trong việc dự báo và thực hiện bảo trì định kỳ. Thông qua dữ liệu liên quan đến tuổi thọ và hiệu suất của các thành phần tòa nhà, quản lý có thể xác định các công việc bảo trì cần thiết và lên kế hoạch cho chúng. Điều này giúp tránh được sự cố đột ngột và tiết kiệm chi phí dài hạn cho việc duy trì tòa nhà.
Ở Việt Nam, nếu xét những lĩnh vực cụ thể chắc chắn sẽ có phần hạn chế và khó khăn hơn so với nhiều nơi trên thế giới, còn riêng với ngành công nghệ thông tin, cách mạng 4.0 thì chúng ta hoàn toàn chủ động và có năng lực áp dụng BIM.
Hơn nữa, nhu cầu về áp dụng quản lý vận hành tòa nhà của Việt Nam hiện nay rất nhiều. Nguồn cung của các toà nhà thương mại hiện đại cũng như toà nhà chung cư của Việt Nam đang không ngừng tăng thêm vì vậy muốn áp dụng các công nghệ cao vào vận hành tòa nhà thông minh nhằm đạt tới những hiệu quả tối ưu việc ứng dụng công nghệ cao là điều kiện tiên quyết.
Tuy nhiên hiện nay việc quản lý vận hành tòa nhà chung cư vẫn sử dụng những hệ thống quản lý khác nhau theo mỗi phần riêng lẻ cho nên thiếu tính đồng bộ, thống nhất. Nếu chúng ta có thể kết hợp tất cả các thành phần của toà nhà vào quản lý một cách đồng nhất chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Tất cả những việc trên BIM hoàn toàn làm đúng và tốt hơn tất cả những phần mềm hiện nay.
Dù có nhiều tiềm năng nhưng việc áp dụng mô hình BIM tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng BIM trong các dự án tòa nhà tại Việt Nam có thể nhắc đến như:
Mô hình BIM được voi là công nghệ điển hình cho cuộc cách mạng số ngành xây dựng trên thế giới. Vì vậy nhiều người có kinh nghiệm và kiến thức về quy trình BIM rất tin tưởng vào tiềm năng của việc áp dụng BIM nói chung và quản lý thông tin BIM trong tòa nhà nói riêng.
BIM mang lại nhiều lợi thế vượt trội hơn hẳn so với những công nghệ hiện đại và còn tiết kiệm chi phí vòng đời của tòa nhà. Có nhiều chuyên gia đánh giá rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế khi rút kinh nghiệm từ những sai lầm của các dự án BIM khác trên toàn thế giới.
Khó khăn lớn nhất trong việc áp dụng mô hình BIM tại Việt Nam không phải là kiến thức, kinh nghiệm mà là việc thuyết phục được chủ đầu tư đồng ý áp dụng mô hình BIM trong vận hành và quản lý thông tin.
Khó khăn đến từ các yêu cầu về sự chính xác, chi tiết của thông tin mô hình BIM trong khi vận hành và khả năng tương tác của mô hình BIM với công cụ vận hành hiện có. Khó khăn của việc áp dụng BIM trong quản lý thông tin là do hoạt động đặc thù tòa nhà, các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa hiểu hết về BIM.
Trên đây là những thông tin về cách quản lý thông tin BIM trong tòa nhà tại Việt Nam. Hãy theo dõi Point Group để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hấp dẫn nào về mô hình BIM nhé.