Lộ trình BIM thực hiện như thế nào luôn là câu hỏi của nhiều doanh nghiệp. Viện Kinh tế xây dựng đã triển khai nghiên cứu về BIM đã có đề tài cấp bộ về “Lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM)”. Cùng tìm hiểu rõ hơn về đề tài này trong bài viết sau.
Mô hình BIM và môi trường dữ liệu chung CDE là xương sống kết nối công nghệ số. Chính vì vậy mà BIM có vai trò làm nền tảng và CDE sẽ giúp hiện đại hóa cách làm truyền thống. Như vậy thì khối thiết kế, khối thi công và các bên tham gia dự án sẽ trao đổi thông tin thông suốt.
Khi áp dụng BIM và kết hợp CDE thì mục tiêu là tăng cường quá trình trao đổi thông tin. Hiện tại, trong các dự án thực tế thì việc trao đổi thông tin đang gặp nhiều bất cập và trở ngại. Dự án xây dựng càng lớn thì việc trao đổi thông tin, dữ liệu càng có nhiều bất cập.
Có nhiều dự án cao tốc hoặc dự án đường lớn thường trao đổi thông tin trên zalo. Như vậy sẽ dẫn đến việc trao đổi không được thông suốt, xác định hồ sơ cuối khó khăn, có nhiều tình huống không nắm bắt kịp những thông tin quan trọng vì có nhiều luồng thông tin chồng chéo.
Bởi vậy mà áp dụng BIM và CDE phải đi song hành cùng nhau, để trong giai đoạn thiết kế biết đang thiết kế đến đâu, để bên dự toán có thể nắm được hồ sơ để lập dự toán, ban quản lý dự án có thể xem trước và đưa ý kiến,…
Trong quá trình thi công dự án thực tế thì sẽ có nhiều bên tham gia hơn, nhiều người tham gia hơn và có thể xây dựng các phương án thi công, quản lý nguồn lực để thống nhất giữa các bên trước khi thực hiện ngoài công trường. Trong quá trình nghiệm thu, bàn giao có thể xây dựng các thông tin cần triển khai và bàn giao cho các bên tham gia.
Có thể thấy, mô hình BIM đạt mục tiêu đối với chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn tăng cường trao đổi thông tin. Như vậy giúp dự án đạt được các lợi ích tiềm năng như: rút ngắn tiến độ, tiết kiệm chi phí. Các thành phần tham gia dự án cần phối hợp với nhau theo quy trình BIM để có thể đảm bảo đạt lợi ích.
Với cơ quản quản lý nhà nước, việc có thông tin, mô hình BIm của dự án là công cụ hỗ trợ tốt để thực hiện việc thẩm định. Đặc biệt khi triển khai sẽ có các dữ liệu lớn để phục vụ cho các dự án lớn hơn như thành phố thông minh hay bản sao số mà các nước đang thúc đẩy việc xây dựng bản sao số của quốc gia.
Xác định cụ thể sau khi thực hiện theo dõi, đánh giá giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
Theo Luật xây dựng, Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng đã có chủ trương khuyến khích ứng dụng mô hình BIM cũng như các giải pháp công nghệ số cho dự án đầu tư xây dựng.
Trong đó, người quyết định đầu tư sẽ đưa ra quyết định về việc áp dụng BIM, giải pháp công nghệ số khi quyết định dự án đầu tư.
Khi bắt đầu vào dự án, việc chuẩn bị nguồn lực được quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Theo thông tư số 21/2021/TT-BXD về việc ban hành định mức xây dựng về trường hợp dự án, công trình và gói thầu có yêu cầu áp dụng BIM.
Chủ đầu tư có thể dự trù một khoản chi phí không quá 50% chi phí thiết kế đưa vào trong tổng mức đầu tư để chuẩn bị cho quá trình lập dự án, thiết kế, giám sát thi công và quản lý dự án.
Trong thời gian vừa qua, có nhiều dự án đã áp dụng mô hình BIM thành công, nhưng cũng có những dự án chưa thành công, lợi ích mang lại còn hạn chế. Tình trạng này cũng giống như những tình trạng BIM ở các dự án đang áp dụng mô hình ở một số nước trên thế giới.
Việc triển khai áp dụng mô hình BIM có thành công hay không phục thuộc vào việc mô hình cần phải đưa vào trong thực tế trong công việc triển khai dự án. Vì vậy cần có những quy định về chính sách như: đưa yêu cầu về BIM vào trong hợp đồng, đưa vào hồ sơ yêu cầu hoặc hồ sơ mời thầu để chọn nhà thầu hoặc làm rõ các yêu cầu về dữ liệu,…
Chủ đầu tư sẽ đưa ra đầu bài cho các bên về ứng dụng BIM để giải quyết các vấn đề phối hợp giải quyết xung đột, tiến trình phối hợp, trích xuất khối lượng, bao lâu nộp mô hình, yêu cầu về năng lực con người.
Việc áp dụng mô hình BIM vào dự án không chỉ là bàn giao cho một đơn vị dựng mô hình BIM cho dự án là xong mà cần phải đưa vào công việc hằng ngày, tiến trình thực hiện dự án.
Theo quyết định số 258/QĐ-TTg về việc áp dụng BIM cần phải thể hiện được kiến trúc công trình, kích thước chủ yếu, các bản vẽ khối lượng của công trình cần chiết xuất từ tập tin BIM… Tất cả những điều này để đặt ra yêu cầu triển khai áp dụng BIM phải có đầy đủ 4 yếu tố: chính sách, kỹ thuật, quy trình, con người và kỹ năng.
Có thể thấy lộ trình BIM của một dự án cần phải có mục tiêu cụ thể, áp dụng đúng theo các quy định, quy chuẩn của nhà nước về việc thực hiện BIM. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ hiểu rõ hơn về lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM). Theo dõi Point Group để cập nhật các thông tin hữu ích nhất nhé.