Áp dụng BIM khi chào thầu là điều quan trọng giúp các doanh nghiệp trúng thầu vào dự án. Vậy chào thầu BIM và lập hồ sơ chào thầu có áp dụng quy trình BIM thực hiện như thế nào? Cùng theo dõi các thông tin Point Group chia sẻ dưới đây.
Chào thầu là cách mà các nhà thầu sẽ đưa ra bảng báo giá hoặc năng lực của nhân sự để gửi cho bên mời thầu. Những thông tin này sẽ chứng minh được năng lực và khả năng cạnh tranh cho gói thầu nhất định.
Hồ sơ chào thầu BIM cũng là một hồ sơ chuyên biệt dùng để tham gia đấu thầu cho dự án BIM. Là tài liệu do nhà thầu và nhà đầu tư tự lập cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Trong ngành thiết kế và xây dựng, quy trình chào thầu khá phức tạp, đặc biệt là khi áp dụng mô hình BIM.
Trước khi bắt đầu quá trình lập hồ sơ chào thầu BIM, điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu kỹ về hồ sơ mời thầu và bản vẽ kỹ thuật thi công của dự án. Gồm các thông tin như sau:
Việc làm đúng các biểu mẫu theo hồ sơ dự thầu là một phần quan trọng của quy trình lập hồ sơ chào thầu BIM.
Khi bạn đã hoàn thành việc lập hồ sơ chào thầu BIM, bước cuối cùng là trình bày nó một cách chuyên nghiệp và thuyết phục.
Ngoài các thông tin trên thì người thực hiện cũng cần đọc rõ bản hồ sơ mời thầu để nắm rõ các yêu cầu và thuyết minh biện pháp thi công. Đặc biệt, cần chú ý hơn về phần giá dự thầu.
Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định xem doanh nghiệp của bạn có thắng thầu hay không. Khi các tiêu chí về kỹ thuật đã đạt thì giá gói thầu xem được đưa ra để lựa chọn. Vì vậy khi lập giá gói thầu cần căn cứ vào nhiều yếu tố để đưa ra mức giá hợp lý nhất.
Cần kiểm tra kỹ hồ sơ mời thầu xem có đầy đủ thông tin cho một bản dự thầu chưa, đặc biệt là các yêu cầu về BIM. Nếu chưa thì cần gửi công văn đến bên mời thầu để có thể làm rõ hơn hồ sơ.
Làm hồ sơ chào thầu BIM y nguyên không được thay đổi nội dung, hình thức của các biểu mẫu trong hồ sơ, không được làm thiếu một biểu mẫu nào. Thông thường, bộ hồ sơ mời thầu sẽ gồm các phần như: thủ tục pháp lý, hồ sơ năng lực, kinh nghiệm, năng lực tài chính, thuyết minh biện pháp thi công, giá dự thầu.
Phần thủ tục pháp lý thì có sẵn trong các văn bản của công ty nên công việc chính sẽ tập trung trong phần biện pháp kỹ thuật thi công và giá dự thầu. Đây là hai công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong quỹ thời gian phân bố cho bài dự thầu.
Khi lập biện pháp thi công không được bỏ qua các yêu cầu của hồ sơ mời thầu về biện pháp kỹ thuật thi công. Đặc biệt cần chú ý đến các yêu cầu kỹ thuật có liên quan đến mô hình BIM.
Khi lập đơn giá dự thầu thì cần phải nắm cách làm dự toán, đọc bản vẽ thi công, bóc tách khối lượng dự án, kể cả khối lượng trong hồ sơ mời thầu. Nếu khối lượng thiếu thì chỉ cần làm bản kiến nghị khối lượng riêng và không được cộng vào với phần khối lượng mà hồ sơ dự thầu đưa ra.
Sau khi hoàn thành hết các công việc trên thì cần hoàn thiện hồ sơ của mình. Đặc biệt chú ý đến yêu cầu về bảo mật hồ sơ trong hồ sơ mời thầu.
Một trong những lợi ích lớn nhất của việc sử dụng BIM trong quy trình chào thầu là khả năng tăng tính chính xác và đáng tin cậy. BIM cho phép tạo ra mô hình 3D chính xác của dự án, giúp loại bỏ hoặc giảm thiểu sai sót trong quy trình chào thầu. Điều này giúp ngăn chặn sự thất thoát thời gian và nguồn lực do việc dự thầu không chính xác.
BIM cung cấp khả năng tối ưu hóa cả chi phí và thời gian trong quy trình chào thầu. Thông qua mô hình 3D, bạn có thể nhanh chóng xác định các cơ hội để cắt giảm chi phí hoặc cải thiện hiệu suất. Bên cạnh đó, BIM giúp tạo lịch trình thi công chi tiết và tối ưu hóa quá trình làm việc, giúp giảm thiểu thời gian thực hiện dự án.
Sử dụng BIM đòi hỏi nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng liên quan đến công nghệ này. Thách thức lớn là cung cấp đào tạo và cập nhật kỹ năng cho đội ngũ làm việc. Điều này có thể đòi hỏi đầu tư thời gian và tiền bạc, nhưng sẽ mang lại lợi ích lớn về lâu dài trong quy trình chào thầu và xây dựng.
Thách thức khác là tích hợp các hệ thống BIM với các hệ thống quản lý dự án khác mà dự án có thể sử dụng. Điều này đòi hỏi sự cẩn trọng và kiên nhẫn để đảm bảo thông tin liên quan đến dự án được chia sẻ và đồng bộ hóa đúng cách.
Hy vọng những thông tin bên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những việc cần làm trong quá trình chào thầu BIM. Hãy ghi nhớ những lưu ý quan trọng để áp dụng trong công việc của mình nhé.