Dưới sự phát triển của công nghệ 4.0 chuyển đổi số ngành xây dựng chính là điều doanh nghiệp cần thực hiện nếu muốn duy trì lợi thế cạnh tranh trong ngành và phát triển bền vững. Cùng tìm hiểu cách xây dựng một doanh nghiệp chuyển đổi số theo BIM trong bài viết dưới đây.
Vì sao doanh nghiệp xây dựng cần chuyển đổi số theo BIM
Theo nhiều nghiên cứu, năng suất ngành xây dựng trong 20 năm qua trung bình tăng 1%. Với năng suất xây dựng chững lại, bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

Nếu không thực hiện nhanh chóng, cập nhật kỹ thuật mới, doanh nghiệp sẽ dễ bị đào thải trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho ngành xây dựng như sau:
- Tăng năng suất: Ứng dụng BIM sẽ giúp tăng năng suất lao động qua tự động hóa quy trình xây dựng. Các bên tham gia trong dự án sẽ thực hiện công việc nhanh chóng, chính xác hơn, giảm bớt thời gian cần thiết cho các tác vụ thủ công.
- Quản lý dự án hiệu quả: BIM sẽ giúp theo dõi tiến độ công việc, lên kế hoạch và quản lý tài nguyên hiệu quả. Nhờ vậy giúp dự án hoàn thành đúng kế hoạch và trong phạm vi ngân sách.
- Tối ưu thiết kế:Mô phỏng 3D và hệ thống quản lý thông tin xây dựng (BIM) cho phép người dùng tối ưu hóa thiết kế trước khi dự án đi vào thực tế. Như vậy giúp giảm các sai sót và lỗi thiết kế và tạo ra các công trình chất lượng hơn.
- Tăng sự linh hoạt: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với các thay đổi trong dự án hoặc yêu cầu của chủ đầu tư. Doanh nghiệp dễ dàng thay đổi thiết kế hoặc lịch trình dự án linh hoạt.
- Giảm lãng phí và thất thoát: Sử dụng công nghệ số giúp quản lý tài nguyên và nguồn lực hiệu quả hơn. Giảm sự thất thoát vật liệu và thời gian làm việc không hiệu quả.
- An toàn lao động: Công nghệ cảm biến và hệ thống giám sát được sử dụng để theo dõi, cải thiện an toàn lao động tại công trường, giảm nguy cơ tai nạn lao động.
- Quản lý tài chính hiệu quả: Chuyển đổi số giúp theo dõi và quản lý các thông tin tài chính của dự án chặt chẽ, từ ngân sách đến thanh toán, hạch toán.
Xây dựng một doanh nghiệp chuyển đổi số theo BIM
Lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp theo BIM sẽ trải qua 3 giai đoạn cơ bản: sẵn sàng, tăng trưởng và đột phá.
Giai đoạn chuyển đội số cơ bản

Mục tiêu giai đoạn này là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tối ưu nguồn lực. Và các giải phải trong giai đoạn này như sau:
- Môi trường dữ liệu chung (CDE): Tạo môi trường để cộng tác, kết nối giữa các bên tham gia dự án. BIM sẽ tạo ra một nền tảng số chung cho doanh nghiệp giúp đội ngũ tham gia dự án kết nối và trao đổi với nhau mọi lúc.
- Công cụ lập kế hoạch thi công: Hỗ trợ lập kế hoạch thi công dự án online, offline. Đội ngũ thực hiện thi công có thể tạo ra bảng kế hoạch thi công tích hợp có tiến độ, dự toán, kế hoạch cung ứng vật liệu, chi phí,…
- Công cụ lập dự toán: Lập dự toán cho dự án theo định mức của nhà nước hoặc đơn vị. Giúp doanh nghiệp lập các bảng dự toán công trình hoặc dự toán thầu.
- BIM Modeling: Ứng dụng mô hình thiết kế 2D, 3D trong dự án, thống nhất giữa các bộ phận và kết nối giữa thiết kế, thi công mô hình.
- Thiết lập tự động hóa quy trình: BIM cho phép thiết lập quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp.
- Ứng dụng các mô hình 2D, 3D trong thiết kế, thi công tại công trường. Phần mềm cho phép các model 2d, 3d để hình dung, thống nhất giữa các bộ phận và thực hiện kết nối giữa thiết kế – thi công qua mô hình.
- Hệ thống thiết lập tự động hóa quy trình: Hệ thống cho phép thiết lập các quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp.
- Quản lý công trường quản lý toàn bộ nghiệp vụ thực hiện trên công trường, kết nối với nền tảng số của doanh nghiệp để có thể cập nhật tiến độ triển khai dự án.
- Quản lý an toàn lao động trên công trường với hệ thống quản lý.
- Báo cáo thống kê công việc thực hiện theo thời gian, nhân sự. Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống báo cáo giúp các bộ phận theo dõi, giám sát và điều hành dự án.
Giai đoạn tăng trưởng (chuyển đổi số nâng cao)

Trong giai đoạn này mục tiêu cần hướng đến là giúp tự động hóa nâng cao năng suất và phát triển. Giải pháp cho giai đoạn tăng trưởng như sau:
- Xây dựng hệ thống quản lý công tác đấu thầu, giúp đội ngũ phụ trách quản lý công tác đấu thầu giúp quản lý toàn bộ quá trình đấu thầu của doanh nghiệp.
- Quản lý hệ thống hợp đồng: Giúp quản lý hợp đồng đầu ra, đầu vào của doanh nghiệp và tiến độ thực hiện hợp đồng.
- Hệ thống quản lý, điều hành toàn bộ các dự án của doanh nghiệp.
- Quản lý nhà thầu phụ/nhà cung ứng: Giúp quản lý hợp đồng, đấu thầu quản lý các nhà thầu phụ, nhà cung ứng hợp tác với doanh nghiệp.
- Quản lý chuỗi cung ứng (kế hoạch, cung ứng, kho)
- Báo cáo tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ theo PRA: Giúp điều hành, theo dõi và phân tích toàn bộ hoạt động của dự án theo các số liệu trong thời gian thực ở mọi lúc mọi nơi.
Giai đoạn đột phá (chuyển đổi số toàn diện)
Mục tiêu của giai đoạn này chính là tạo ra sản phẩm/dịch vụ cho mô hình kinh doanh mới.
- Ứng dụng AI và phân tích dữ liệu trong việc dự đoán, đưa ra quyết định: Tự động đưa các phân tích, dự đoán theo số liệu thực tế.
- Blockchain trong việc phê duyệt, lưu chuyển theo quy trình: Thực hiện tự động hoàn toàn trong quá trình luân chuyển, phê duyệt dự án online. Giúp các bên tham gia dự án có thể kết nối và phê duyệt nhanh chóng. Dữ liệu dự án được lưu trữ, phân phối và đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- BIM Hub: Các bên tham gia có thể kết nối trong mô hình BIM. Dễ dàng tương tác, thiết kế, thi công, điều hành trực tiếp trên mô hình thiết kế 3D.
Bài viết trên Point Group đã chia sẻ các thông tin về cách xây dựng một doanh nghiệp chuyển đổi số theo BIM. Hy vọng nó sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thực hiện chuyển đổi số hiệu quả hơn.