Giải pháp BIM trong các dự án xây dựng đã dần trở thành điều kiện tiên quyết làm tăng thêm tính cạnh tranh cho các nhà thầu xây dựng. Vậy giải pháp BIM quản lý cho công trình xây dựng tối ưu cho nhà thầu như thế nào?
BIM hay mô hình thông tin công trình là một quy trình liên quan đến việc tạo lập, quản lý đặc trưng kỹ thuật số trong thiết kế, thi công và vận hành công trình. Về bản chất có thể xem mô hình BIM là hồ sơ thiết kế có chứa các dữ liệu kỹ thuật, các mối liên hệ logic về không gian, kích thước, số lượng và các vật liệu xây dựng công trình. Mọi thông tin và dữ liệu kỹ thuật sẽ được sử dụng để tổng hợp trên phần mềm, nhờ đó người dùng có thể truy cập dễ dàng, trao đổi và chỉnh sửa.
Đặc biệt, người dùng kết hợp thông tin các bộ phận công trình khác như đơn giá, định mức, tiến độ thi công,… sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn. Nhờ đó, mô hình thực tại ảo của doanh nghiệp có thể được dựng lên, trực quan và tối ưu hóa thiết kế, thi công, vận hành quản lý công trình.
Mô hình BIM cao cấp hơn hẳn so với các bản vẽ thiết kế 2D, 3D đơn thuần không chỉ được tạo thành bởi mô hình thông minh với nhiều thông tin và được cập nhật, thay đổi trong suốt quá trình xây dựng dự án.
Mô hình BIM được coi là giải pháp hàng đầu giúp nhà thầu bởi các ưu điểm sau:
Mô hình BIM sẽ mô tả công trình một cách thống nhất và thể hiện các thông số kỹ thuật về bản vẽ, chi tiết nguyên vật liệu,… Mô hình BIM sẽ cải thiện tốt với sự tương tác với nhà thầu và chủ đầu tư, nhà thầu và các nhà thầu phụ. Việc tương tác sẽ được nâng cao, dễ dàng hơn trong suốt dự án, từ phần thiết kế đến toàn bộ quá trình thi công.
Với khả năng thiết kế các không gian ba chiều riêng biệt, mô hình BIM sẽ giúp nhà thầu, các bên thiết kế, thi công để thống nhất mọi vấn đề trong dự án trước khi bắt đầu thực hiện vào dự án xây dựng. Điều này sẽ hạn chế được rủi ro và sai sót trong dự án, điều này tránh được các rủi ro, thất thoát và lãng phí kinh phí xây dựng.
Nhờ khả năng xây dựng lên các mô hình thống nhất, trực quan mà mô hình BIM sẽ giúp nhà thầu tham khảo bố trí mặt bằng và các phương án thi công khác nhau. Việc bố trí mặt bằng của các thiết bị, các nguyên vật liệu xây dựng, công trình tạm trên công trường,… sẽ được trực quan hóa. Nhờ vậy mà nhà thầu sẽ dễ quản lý và kiểm tra tốt các kế hoạch thi công. Nhờ đó sẽ đưa ra phương án thi công, xây dựng tối ưu, hiệu quả về mặt thời gian, nhân công và chi phí.
Mô hình BIM sẽ giúp xây dựng mô hình thống nhất, giúp kỹ sư, kiến trúc sư, nhà thầu, chủ đầu tư,… có thể theo dõi chính xác tiến độ dự án xây dựng. Điều này giúp xây dựng và xác định được trình tự thi công thống nhất từ ban đầu. Không chỉ giúp kiểm định tính khả thi của các bước thực hiện trong dự án mà còn tránh được việc chồng chéo các công đoạn thi công và hạn chế tối đa sự lãng phí của nhà thầu.
Mọi dự án áp dụng mô hình BIM đều có chiều sâu và độ chính xác cao nên nhà thầu dễ dàng tính toán các khoản đầu tư và chi phí. Như vậy nhà thầu sẽ giảm được các khoản phát sinh về chi phí, thời gian làm việc với việc quản lý dữ liệu đồng nhất, tránh tối đa các mất mát trong quá trình lưu trữ và quản lý tài liệu dự án.
Áp dụng mô hình BIM sẽ giúp các nhà thầu phối hợp với các kiến trúc sư dễ dàng trong giai đoạn tiền xây dựng để tạo ra mô hình thiết kế tòa nhà. Chủ đầu tư và kiến trúc sư sẽ truyền đạt kỳ vọng của họ cho nhà thầu bằng cách sử dụng mô hình BIM.
Như vậy sẽ giúp tạo lịch trình của dự án và ước tính chi phí chính xác. Mô hình BIM sẽ cung cấp hình ảnh trực quan cho nhà thầu, giúp quản lý rủi ro và xác nhận chi phí. Các nhà thầu cũng sẽ xác định được các sai sót trước đây trước khi bắt đầu xây dựng để có thể giảm chi phí và công việc.
Nhà thầu sử dụng mô hình BIM để làm nguồn thông tin của mình trong giai đoạn xây dựng dự án. Dữ liệu dự án sẽ giúp họ phân công nhiệm vụ trong dự án hiệu quả bằng cách sử dụng mô hình và theo dõi tiến trình dự án trong thời gian thực. Nhà thầu có thể liên kết mô hình BIM để lập trình và ghi nhận năng suất lao động giúp mang lại sự minh bạch về tiến độ xây dựng.
Toàn bộ các bên tham gia có thể nhìn thấy sự thay đổi trong mô hình và thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà thầu và các bên liên quan. Các nhà thầu phụ cũng có thể sử dụng các thông tin trong mô hình BIM để làm việc trên HVAC, hệ thống MEP và các hệ thống năng lượng khác.
Các nhà thầu cũng cung cấp dịch vụ bảo trì cho nhiều thành phần mà họ lắp đặt. Mô hình BIM sẽ cung cấp các thông tin quan trọng để các thành phần của tòa nhà bao gồm mô hình, bộ phận,… Thông tin hỗ trợ quản lý và bảo trì trong dự án cũng sẽ giúp giải quyết các vấn đề nhanh chóng, hiệu quả.
Có thể thấy, giải pháp BIM quản lý công trình xây dựng tối ưu cho nhà thầu có nhiều ưu điểm vượt trội cho dự án. Không chỉ giúp giảm thiểu các đầu việc mà còn giúp quản lý dự án dễ dàng hơn. Để có thể áp dụng giải pháp BIM nhanh chóng, rõ ràng liên hệ ngay với Point Group để được tư vấn nhé.