Trong những năm gần đây, nhu cầu áp dụng BIM cho công trình dân dụng ngày càng tăng cao. Vì vậy mà dịch vụ BIM cho công trình dân dụng được được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách thức áp dụng dịch vụ BIM với công trình dân dụng.
Điều quan trọng nhất khi sử dụng dịch vụ BIM trong xây dựng nhà ở là khả năng tối ưu hóa quản lý dự án và tiến độ. BIM cung cấp một mô hình 3D chính xác và tương tác, giúp nhà thầu, kiến trúc sư và các bên liên quan có cái nhìn toàn diện về toàn bộ quy trình xây dựng. Điều này giúp họ dễ dàng đồng bộ hóa lịch trình làm việc, theo dõi tiến độ và giảm thiểu rủi ro gặp phải sự cố.
Dịch vụ BIM không chỉ là một công cụ thiết kế mà còn là một công cụ hỗ trợ quá trình xây dựng. Bằng cách tạo ra mô hình 3D chi tiết và tương tác, BIM giúp kiến trúc sư và nhà thầu dễ dàng kiểm tra và đảm bảo tính chính xác của thiết kế. Điều này giúp ngăn chặn lỗi thiết kế, giảm sự cố xảy ra trong quá trình thi công và đồng thời nâng cao chất lượng cuối cùng của công trình.
BIM không chỉ làm giảm thiểu rủi ro về chi phí mà còn giúp tăng tính hiệu quả toàn bộ quy trình xây dựng. Bằng cách tối ưu hóa quy trình làm việc, giảm thiểu lỗi và sự cố, dịch vụ BIM giúp tiết kiệm chi phí một cách đáng kể. Thêm vào đó, khả năng theo dõi và quản lý nguồn lực thông qua BIM giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, từ đó giảm chi phí và tăng khả năng sinh lời của dự án.
Giai đoạn thiết kế liên quan đến điều phối BIM và các kỹ thuật viên BIM. Nhiệm vụ của các thành viên khi phối hợp xử lý xung đột sẽ được quy định khác nhau trong dự án.
Điều phối BIM (BIM Modeller):
Kỹ thuật viên BIM (BIM Modeller):
Cập nhật mô hình dự án từ kết quả của buổi họp phối hợp.
Trong giai đoạn này, đơn vị thực hiện hiện dịch vụ BIM sẽ chuyển các thông tin cần thiết về vị trí, bề mặt địa hình, tọa độ,… của công trình cho bộ phận thiết kế. Từ đây, bộ phận thiết kế sẽ thiết lập hệ lưới, toạ độ gốc và lập mô hình khối. Trong giai đoạn này, kiến trúc sư có thể thực hiện cả mô hình kết cấu nhưng vẫn cần tham khảo chuyên môn.
Ở giai đoạn thiết kế cơ sở, sẽ là sự phối hợp chủ yếu giữa mô hình kiến trúc và mô hình kết cấu. Bộ phận thiết kế kiến trúc, cơ điện và kết cấu sẽ tham gia phối hợp trao đổi thông tin và đưa ra các yêu cầu cụ thể về không gian, kỹ thuật,…
Trong quá trình mô hình hóa thì kết cấu và mô hình kiến trúc cần được liên kết kết để thuận tiện nhất cho quá trình lên phương án và lập mô hình.
Mô hình kiến trúc và kết cấu sẽ được liên kết vào mô hình hình cơ điện. Bộ phận thiết kế sẽ đặt các cấu kiện, máng cáp, đường ống, bố trí lỗ mở,… vào các vị trí dự kiến. Quản lý mô hình BIM cần xác định rõ các khu vực quan trọng ưu tiên phối hợp. Trong quá trình mô hình hóa, mọi bộ phận thiết kế sẽ chủ động xử lý các lỗi va chạm.
Để kiểm tra xung đột giữa các thiết kế trong dự án thì mô hình phải đặt các tiêu chuẩn theo quy định của dự án. Quản lý mô hình BIM sau khi nhận mô hình cần rà soát các vấn đề liên quan như tiêu chuẩn, tọa độ, lỗi va chạm, so sánh bản vẽ với mô hình,…
Sau khi các mô hình thành phần đạt chất lượng tiêu chuẩn thì thực hiện phối hợp các bộ môn theo thiết lập phù hợp với từng giai đoạn, từng cấu kiện.
Báo cáo va chạm sẽ được đưa cho các bên tham gia vào dự án xem xét và phản hồi. Để có thể thuận tiện làm việc trên một công cụ chung để quản lý những va chạm. Người quản lý dự án BIM có thể áp dụng hai giải pháp như sau:
Khi báo cáo va chạm cần thể hiện trong các nội dung như mô tả, vị trí, loại va chạm,…
Sau khi thiết lập được quy trình xử lý xung đột, nhóm thực hiện dự án BIM cho công trình dân dụng sẽ thiết lập các ma trận va chạm. Ma trận này sẽ xác định được các thành phần trong dự án phối hợp với nhau. Nhóm cũng cần xác định đối tượng mà không cần kiểm tra xử lý va chạm và thiết lập nhóm va chạm. Nhóm cũng cần thiết lập quy tắc đặt tên và định định dạng tập tin trong quá trình xử lý xung đột trong dự án.
Với các trình tự thực hiện dịch vụ BIM cho công trình dân dụng thì các công trình sẽ được thực hiện một cách hiệu quả và tối ưu hơn. Để được tư vấn tốt nhất về dịch vụ BIM hãy liên hệ ngay với Pọint Group nhé.