Môi trường xây dựng tại Việt Nam đang trải qua sự chuyển đổi đáng kể với việc áp dụng mô hình BIM. Để hiểu rõ hơn thực trạng về việc áp dụng BIM tại Việt Nam thì hãy cùng Point Group tìm hiểu trong bài viết sau.
Các tiêu chuẩn, hướng dẫn về mô hình BIM sẽ do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO và chính phủ của các nước khác nhau ban hành. Một số tiêu chuẩn và hướng dẫn về BIM đang được sử dụng phổ biến như:
Trong quá trình phát triển không ngừng của công nghệ BIM, tỷ lệ ứng dụng mô hình này ở các quốc gia ngày càng tăng. Tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng BIM trong các dự án xây dựng khá cao.
Hiệu quả của việc sử dụng quy trình BIM trong dự án xây dựng bao gồm lợi ích kinh thế có thể tính toán, lợi ích với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Các lợi ích từ mô hình BIM có thể thu được từ trực tiếp hoặc gián tiếp, nâng cao hiệu suất.
Các lợi ích định tính sẽ bao gồm cải thiện hệ thống quản lý, nâng cao năng suất. Lợi ích tiềm ẩn có lợi cho phát triển doanh nghiệp thì gồm có thúc đẩy giao tiếp và cộng tác, nâng cao hiệu quả công việc và nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Nội dung áp dụng BIM hiện nay sẽ chủ yếu áp dụng trong giai đoạn thiết kế, trong đó sẽ có phối hợp 3D, kiểm tra chất lượng, kiểm tra va chạm. Tuy nhiên, trong thi công cũng được ứng dụng có bước phát triển tập trung trong mô phỏng thi công, lập kế hoạch bao gồm cả nguồn lực.
Có một số loại chứng nhận về mô hình BIM được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao và cấp như:
Mô hình BIM tại Việt Nam được biết đến muộn nhưng nhanh chóng nhận được sự quan tâm của Chính phủ, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và các viện nghiên cứu. Các hoạt động đào tạo, trao đổi kỹ thuật về BIM diễn ra sôi nổi trong suốt thời gian qua. Trong quá trình hội nhập thì công nghệ BIM và các kỹ thuật sử dụng, khai thác giá trị kỹ thuật của nó dần được thể hiện.
Từ kết quả tổng kết “Đề án áp dụng mô hình BIM trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình” và kết quả theo dõi, đánh giá việc áp dụng BIM trong các giai đoạn đã cho thấy, thực trạng về việc áp dụng BIM trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, thi công, quản lý dự án, quản lý chất lượng, khai thác vận hành công trình mang lại nhiều lợi ích.
Áp dụng mô hình BIM giúp góp ngắn thời gian thi công và nâng cao chất lượng của việc thiết kế, thi công xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng. Giảm thiểu bớt việc sửa chữa, điều chỉnh thiết kế và kèm theo tiết kiệm nguyên vật liệu, chi phí vật tư, nhân công, xe máy thi công và giảm chi phí của dự án. Rút ngắn thời gian lập báo cáo nghiên cứu khả thi, rút ngắn thời gian triển khai thiết kế cơ sở, giảm yêu cầu sửa đổi do sự không phù hợp, rút ngắn thời gian thi công xây dựng.
Quá trình trao đổi thông tin trong dự án sẽ thuận lợi hơn do áp dụng BIM sẽ thiết lập môi trường làm việc chung, làm việc trong môi trường số, và đang trở thành một trong những điều kiện quan trọng để quyết định thành công của việc chuyển đổi số trong ngành xây dựng.
Trên thực tế, có nhiều dự án, công trình lớn, kỹ thuật phức tạp có sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước ngoài đầu tư công đã đem lại các hiệu quả rõ rệt. Ví dụ như: BIM áp dụng trong dự án đầu tư xây dựng trụ sở Tập đoàn Viettel đã rút ngắn thời gian thi công 4/12 tháng, giảm 10% số yêu cầu sửa đổi; áp dụng BIM trong dự án cầu Cửa Đại tiết kiệm được 20% thời gian xác định và kiểm tra khối lượng, 30% thời gian xem xét và hiểu thiết kế; 30% tiến độ xử lý thay đổi.
Áp dụng mô hình BIM trong dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội Lào sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công việc rõ rệt: thời gian thiết kế và phối hợp được rút ngắn, chất lượng và độ chính xác được nâng cao, những vấn đề được phát sinh xử lý nhanh chóng, khối lượng được trích xuất trực tiếp từ mô hình đảm bảo tính chính xác, thông số kỹ thuật của vật liệu, thiết bị tích hợp trong mô hình, đảm bảo cho việc nghiệm thu, vận hành và bảo trì trong quá trình sử dụng.
Ở khu vực kinh tế tư nhân, nhiều chủ đầu tư tự chủ động tiếp cận, tổ chức áp dụng mô hình BIM trong quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng, khẳng định rõ ưu điểm của mô hình BIM (áp dụng BIM tại các dự án đầu tư bất động sản của Vingroup, NovaLand, IDC, Masterise,…) BIM góp phần tối ưu thiết kế, cải thiện các công tác bóc tách, kiểm soát khối lượng, kiểm soát hồ sơ thi công, hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn nhân sự vận hành công trình.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn thực trạng về việc áp dụng BIM tại Việt Nam. Có thể thấy mô hình BIM đang rất phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng với các lợi ích tuyệt vời.