Tiêu chuẩn BIM cho doanh nghiệp là điều quan trọng trong khi xây dựng dự án có áp dụng mô hình BIM. Cùng Point Group tìm hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn BIM và tầm quan trọng của nó trong bài viết dưới đây.
Lý do xuất hiện mô hình BIM rất đơn giản – đó là do sự phát triển của công nghệ. Từ ngày xưa các bản vẽ của kiến trúc sư trên giấy đến thời kỳ của phần mềm CAD (bản vẽ thiết kế điện tử chính xác và dễ điều chỉnh hơn).
Sau đó nhờ vào sự phát triển sức mạnh của phần cứng và đồ họa máy tính, tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của mô hình thiết kế CAD – 3D. Phần mềm CAD đã có thể mô phỏng thiết kế dự án từ chi tiết nhỏ nhất bằng hình ảnh 3D với độ chính xác cao. Kết hợp với quy trình BIM sẽ tạo ra mô hình thông tin đầy đủ, hỗ trợ tối đa cho các công đoạn thực hiện một dự án xây dựng.
Với mô hình BIM, khi các thông tin được thiết lập thì việc xây dựng sẽ nhanh hơn, chính xác hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Đó chính là lý do tại sao mô hình BIM ngày càng phát triển và trở thành một xu hướng và dần trở thành tiêu chuẩn bắt buộc trong ngành xây dựng toàn thế giới.
Tại Việt Nam, theo lộ trình mà chính phủ đưa ra thì mô hình BIM sẽ trở thành tiêu chuẩn trong những công trình xây dựng, đặc biệt là các tiêu chuẩn BIM cho doanh nghiệp. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để ngành xây dựng có thể tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Tính tương tác trong mô hình BIM 3D sẽ cho phép các bên liên quan trong dự án thiết kế xây dựng làm việc một cách hiệu quả. Các đội ngũ thiết kế, kỹ sư và nhà thầu có thể tương tác trực tiếp với mô hình, giúp họ hiểu rõ hơn về dự án và cách họ có thể đóng góp vào quá trình thực hiện. Điều này giúp loại bỏ hiểu lầm, giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa tài nguyên. Kết quả là năng suất tăng lên đáng kể và tiến độ dự án được đảm bảo.
Áp dụng tiêu chuẩn BIM cho doanh nghiệp sẽ giúp tích hợp tất cả thông tin và dữ liệu liên quan vào một hệ thống duy nhất. Thay vì phải tra cứu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, dữ liệu có thể được truy cập nhanh chóng và dễ dàng.
Điều này giúp quản lý dự án dễ dàng hơn và loại bỏ thời gian lãng phí, giảm bớt sự cần thiết của nguồn lực con người trong việc tổ chức thông tin và quản lý dự án. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và nguồn lực quý báu, giúp dự án tiến hành nhanh hơn và hiệu quả hơn.
BIM cho phép kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố thiết kế và thi công trước khi bắt đầu công việc thực tế. Mô hình 3D tương tác giúp phát hiện sự thay đổi và cải thiện chất lượng công trình. Các lỗi và sai sót có thể được phát hiện và khắc phục sớm, giảm nguy cơ phát sinh lỗi sau này.
Các công trình thực hiện theo tiêu chuẩn BIM thường có chất lượng cao hơn, đáng tin cậy và ít phát sinh sự cố. Điều này đồng nghĩa với sự hài lòng của khách hàng và làm giảm tối đa chi phí thay đổi và sự chậm trễ trong dự án.
Mô hình BIM đại diện cho quy trình làm việc trong ngành xây dựng kèm theo sự hỗ trợ của công nghệ. Mà quy trình thì sẽ có nhiều loại và tùy theo dự án, tổ chức, quốc già mà tiêu chuẩn BIM sẽ khác nhau.
Chính vì vậy mà các tiêu chuẩn BIM được ra đời. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đã phát triển tiêu chuẩn ISO 19650 để hỗ trợ quá trình áp dụng BIM cho doanh nghiệp trên toàn cầu bằng cách thiết lập những quy trình chung với mục tiêu chung để các bên tham gia dự án có thể cộng tác tốt hơn.
Ở Việt Nam hiện nay thì vẫn chưa có tiêu chuẩn BIM cụ thể mà thay vào đó thì các doanh nghiệp đang dần áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 19650 và hướng dẫn chung áp dụng mô hình BIM.
Nội dung chính là hướng dẫn tạm thời phác thảo tổng quát về sản phẩm, quy trình và các nội dung cơ bản để triển khai BIM. Còn hướng dẫn chung sẽ cập nhật và làm rõ một số nội dung liên quan trong trình tự triển khai BIM trong dự án xây dựng, hướng dẫn lựa chọn nội dung áp dụng BIM, môi trường dữ liệu chung, yêu cầu trong quá trình tạo lập mô hình, biểu mẫu hồ sơ Yêu cầu về thông tin trao đổi và kế hoạch thực hiện BIM (BEP).
Một số nội dung trong hướng dẫn áp dụng mô hình BIM như sau:
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn BIM cho doanh nghiệp và hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn vào dự án. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn khi thực hiện mô hình BIM.