Áp dụng mô hình BIM trong các dự án xây dựng để nâng cao hiệu suất xây dựng và giảm rủi ro trong quá trình thi công. Vậy thực thi các dự án BIM tại Việt Nam diễn ra như thế nào?
Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh chóng ở châu Á, và điều này đi kèm với sự tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực xây dựng.
Các dự án hạ tầng quan trọng như cầu đường, sân bay, và trung tâm thương mại xuất hiện khắp nơi, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Sự đầu tư mạnh mẽ trong ngành xây dựng là dấu hiệu rõ ràng về tiềm năng và nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Trong bối cảnh ngày càng phức tạp và cạnh tranh của ngành xây dựng tại Việt Nam, việc thực thi các dự án BIM trở nên cực kỳ cần thiết. BIM không chỉ là một công nghệ mới mà còn là một phương pháp tiên tiến để quản lý dự án xây dựng và tối ưu hóa tài nguyên.
Nhờ BIM, các chủ đầu tư, nhà thầu và kiến trúc sư có thể làm việc cùng nhau trong môi trường ảo, từ đó giảm thiểu sai sót và tăng tính hiệu quả trong quá trình thi công. Giúp giảm thời gian và nguồn lực, đồng thời đảm bảo chất lượng và an toàn trong dự án xây dựng.
Việt Nam có nhiều tiềm năng lớn để phát triển BIM và thực hiện nó trong ngành xây dựng. Với tình hình phát triển ngành xây dựng đang bùng nổ và sự cần thiết của BIM để tối ưu hóa quản lý dự án, việc đầu tư và áp dụng BIM sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của ngành xây dựng tại Việt Nam.
Để áp dụng BIM hiệu quả, việc quan trọng là cần phải có kế hoạch thực hiện dự án cụ thể. Kế hoạch BIM phác thảo sẽ cho thấy tầm nhìn tổng thể và các chi tiết triển khai trong suốt dự án.
Kế hoạch BIM cần được phát triển trong giai đoạn đầu của dự án. Sau đó sẽ liên tục phát triển thêm khi có các bên khác tham gia vào dự án. Kế hoạch thực thi các dự án BIM cũng cần phải theo dõi, cập nhật và có những sửa đổi khi cần thiết. Kế hoạch thực thi các dự án BIM cần xác định được:
Mô hình BIM cũng giống như các công nghệ khác, cũng có thể xảy ra một số rủi ro nếu được thực hiện bởi các thành viên chưa có kinh nghiệm về quy trình hoặc chưa quen cách làm việc của nhau. Dù vậy thì bằng cách lập kế hoạch trước sẽ giúp giảm bớt rủi ro tiềm ẩn và nhóm dự án BIM sẽ nắm được quy trình phù hợp nhất.
Khi nhóm tham gia dự án đã xác định được kế hoạch BIM thì cần lập bản đồ quy trình triển khai dự án. Ban đầu, bản đồ sẽ thể hiện trình tự, sự tương tác giữa các bên liên quan tham gia vào mô hình BIM trong dự án. Điều này sẽ cho phép mọi thành viên trong nhóm hiểu quy trình và cách làm việc, tương tác với quy trình bởi các thành viên khác.
Sau khi bản đồ chính được phát triển thì cần thực hiện các bản đồ chi tiết hơn hoặc thiết kế. Bản đồ này sẽ do các thành viên tham gia chịu trách nhiệm ở mỗi giai đoạn của mô hình BIM.
Khi quy trình được phát triển thì các thông tin trao đổi giữa các bên tham gia dự án phải được xác định rõ ràng. Điều quan trọng là các thành viên tham gia, đặc biệt là nhà thầu và đối tác trong mỗi đoạn trao đổi thông tin dự án cần hiểu rõ nội dung.
Sau khi mục đích của mô hình BIM được xác định thì quy trình dự án sẽ được tùy chỉnh và được xác định. Nhóm thực hiện BIM phải phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho dự án để có thể hỗ trợ quy trình BIM đã được lên kế hoạch.
Những thông tin này sẽ bao gồm ngôn ngữ hợp đồng, xác định cơ sở hạ tầng công nghệ, xác định thủ tục trao đổi và xác định thủ tục kiểm soát chất lượng để đảm bảo có các mô hình thông tin chất lượng cao.
Khi hoàn thành quy trình thực thi các dự án BIM tại Việt Nam thì BIM sẽ giải quyết các loại thông tin như sau:
Nhìn chung, quy trình thực thi các dự án BIM tại Việt Nam sẽ có hiệu quả nhất định với mọi dự án khi đã thiết lập kế hoạch chi tiết và cẩn thận. Hiểu rõ các công đoạn thì sẽ khai thác được toàn bộ hiệu suất của mô hình BIM.