Lợi ích chủ yếu của BIM mang lại giải pháp tối ưu cho ngành AEC. Cũng vì thế mà nó mang lại lợi ích cho từng vị trí trong dự án.
BIM tạo ra hiệu quả và người dùng sẽ nhận được nhiều lợi ích từ nó. Bạn sẽ nhận ra một số giá trị lớn nhất của BIM thông qua khả năng giảm thiểu công việc phải làm lại do lỗi. Chẳng hạn như thu thập lại thông tin vào các mô hình hoặc thực hiện các thay đổi phù hợp. Khi người dùng trở nên thành thạo hơn, cơ hội cải thiện năng suất càng rõ rệt.
Với chế độ cảnh báo của minh, BIM mang đến thông tin về lỗi xuất hiện trong thi công. Những lỗi này có thể xảy ra khi các va chạm xuất hiện giữa từng bộ phận của tòa nhà. Nếu sử dụng những bản vẽ hoặc mô hình tách biệt, thật khó để phát hiện chúng. BIM sẽ giúp bạn thử nghiệm và cảnh báo kịp thời. Lúc này, lợi ích kinh doanh được đánh giá rất cao.
Với không gian giao tiếp, tổng hợp dữ liệu một cách toàn diện, BIM giúp dự án tiết kiệm tương đối chi phí và thời gian. Điều này được các kiến trúc sư xếp hạng là cách hàng đầu để cải thiện lợi tức đầu tư của họ vào công nghệ. Công nghệ được ứng dụng với mục đích nâng cao hiệu suất bằng cách tăng tốc độ và giảm thiểu sai sót thi công. Đó chính là cách BIM trở thành giải pháp được ưa chuộng.
Môi trường làm việc của BIM tồn tại một quy trình chung. Những thông tin được chia sẻ khiến mọi người hiểu rõ mục đích hướng đến cũng như cách làm việc của các bên đối tác. Điều này giúp tránh được hiểu sai trong truyền đạt thông tin. Khi công việc diễn ra đúng quy trình, các thay đổi được cập nhật kịp thời, lỗi sai thi công sẽ được hạn chế. Đây là một trong những cách làm tăng giá trị cho dự án.
Chi phí, nguyên liệu và cơ sở hạ tầng phục vụ dự án sẽ được tính toán chính xác hơn. Điểm mạnh của BIM chính là có thể thử nghiệm dự án trong thực tế tương đối. Điều này giúp những tính toán dù không hoàn hảo nhưng chính xác hơn rất nhiều những dự toán truyền thống. Việc tính toán chính xác có ích cho cả nhà đầu tư, đơn vị thi công và cả nhà cung ứng. Quá trình hợp tác sẽ được tối giản và hiệu quả hơn.
Cơ sở dữ liệu BIM có giá trị lâu bền hơn thời hạn thi công của một dự án. Kể cả khi dự án hoàn thiện, những thông tin trong BIM còn là tài liệu cần có cho hoạt động quản lý và bảo trì tòa nhà. Đây sẽ là điểm thu hút nhiều nhà đầu tư yêu cầu cao đối với giá trị lâu dài của một tòa nhà.
Tất cả các chuyên gia tham gia vào quá trình thiết kế và xây dựng sẽ nhận được lợi ích từ BIM, nhưng ai nhận được nhiều giá trị hơn?
Sự phát triển của BIM bắt đầu từ các kiến trúc sư. Nhiều người cũng cho rằng giá trị của nó nổi lên từ việc sử dụng hiệu quả trong giai đoạn thiết kế. Với những mô hình 3D trực quan và có thông số cụ thể, những cập nhật kịp thời, kiến trúc sư sẽ không cần mất quá nhiều thời gian vẽ bản vẽ chỉnh sửa hay giải thích nhiều lần về những thay đổi dù là nhỏ nhất với nhà đầu tư,
Gần một nửa các đơn vị từng sử dụng BIM công nhận rằng các kỹ sư kết cấu được hỗ trợ nhiều từ BIM. Các yếu tố như cột, dầm và khung thép sẽ được mô hình hóa. Kết cấu tòa nhà sẽ hoàn thiện hơn khi các mô hình được kết hợp với nhau ngay trên nền tảng. Họ sẽ giảm thiểu được giai đoạn thu nhập từng bản vẽ và mô hình kết cấu tổng thêm một lần.
Khi chi phí và thời gian được tiết kiệm một cách hiệu quả, giám đốc xây dựng và tổng thầu sẽ được san sẻ gánh nặng về vốn bỏ ra cho dự án. Hơn nữa, số tiền dự toán với BIM sẽ không bị chênh lệch quá nhiều so với thực tế, Tổng thầu có thể kết nối với các bên, kiểm soát và theo dõi được quá trình thi công. Đây có thể coi là lợi ích về nhiều mặt.
Khi dự án triển khai trên BIM, các đơn vị chế tạo sẽ được hỗ trợ chính trong việc giảm thiểu sửa chữa. Các bản cập nhập được thực hiện tự động, môi trường giao tiếp nhanh chóng sẽ giúp các kỹ sư chế tạo nắm bắt được thành phẩm cần thiết. Điều này cũng giúp dự án tiết kiệm lượng nguyên liệu trong việc chế tạo sai kết cấu hay chưa cập nhập bản sửa mới.
Có nhiều cơ hội cho các kỹ sư MEP khi sử dụng BIM. Mô hình hóa các phần tử lớn hơn như hệ thống ống dẫn và bộ xử lý không khí là những lựa chọn dễ tiếp cận. Trong khi đó các phần tử nhỏ hơn như công tắc điện và ổ cắm có thể thách thức hơn. Dù vậy, với mô hình 3D hoàn thiện cấu trúc tòa nhà, được kết hợp từ nhiều bản vẽ khác nhau sẽ giúp kỹ sư MEP hình dung rõ hơn công việc của họ. Những tính toán về sắp xếp đường cơ-điện-nước cũng sẽ được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn.
Chủ sở hữu cuối cùng trải nghiệm tất cả giá trị thu được chung cho một dự án. Ở những giai đoạn ban đầu, lợi ích dành cho họ sẽ đến từ việc nắm bắt dự án và kiểm soát được tiến độ thi công. Sau khi dự án hoàn thiện, các giá trị về thông tin sẽ thuộc về chủ sở hữu khi ứng dụng và việc quản lý và bảo trì. Nếu hiểu rõ hơn cách sử dụng thông tin từ BIM, chủ sở hữu hoàn toàn có thể thu được giá trị kinh tế từ chúng.
Các nhà thầu chuyên ngành thường không được tham gia vào dự án từ đầu đến cuối. Họ đóng góp trong việc thi công một bộ phận hay một cấu trúc nào đó. Dù công việc được giới hạn nhưng lại gặp khá nhiều khó khăn. Họ cần phải kết hợp với cả nhà thầy chính và cả các bên liên quan. Với quy mô hầu hết là nhỏ, họ cần phải chi một khoản tiền và thời gian đáng kể cho việc giao tiếp. Thậm chí, đôi khi đó
Có thể thấy, những lợi ích chủ yếu của BIM tương đối toàn diện. Chúng mang lại hỗ trợ lớn cho tất cả các vị trí trong một dự án. Điều này là lý do BIM được coi như một bước tiến hướng đến tương lai mới cho ngành AEC.