Quy trình BIM sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và tăng sự tin tưởng trong quá trình thiết kế, xây dựng dự án. BIM sẽ giúp người thực hiện hiểu được đặc điểm, tính năng động và tình thẩm mỹ trong quy trình được đề xuất. Cùng tìm hiểu các bước để các chủ đầu tư áp dụng BIM thành công tại Việt Nam.
Hầu hết tại các nước phát triển trên thế giới các đơn vị thầu, tư vấn thiết kế xây dựng, thi công đều đang áp dụng BIM. Cùng tìm hiểu các bước dưới đây để giúp đơn vị xây dựng có thể chuẩn bị và thực hiện quy trình BIM tốt nhất.
Trước khi bắt đầu áp dụng một quy trình, phần mềm hay bất kỳ công nghệ nào thì người dùng bắt buộc phải tìm hiểu chính xác về nó. Nội dung tìm hiểu sẽ gồm có lợi ích, ưu nhược điểm, cách làm việc và cách BM tác động trong nhóm làm việc.
Ví dụ với bản vẽ thiết kế 2D, các đơn vị thực hiện sẽ để lại thông tin chi tiết trên bản vẽ cho từng giai đoạn thiết kế. Với mô hình BIM thì sẽ có nhiều chi tiết được thể hiện hơn là mô hình 2D CAD.
Không chỉ đơn giản là công nghệ, mô hình BIM còn là một quá trình công tác dựa vào mô hình thiết kế 3D thông minh. Tuy nhiên, người dùng vẫn phải cần các phần mềm để tạo ra mô hình thiết kế đó. Vì vậy bạn cần dành thời gian tìm hiểu về các phần mềm có sẵn cần sử dụng. Và xem xét đến phần cứng hiện tại có khả năng để xử lý hay không.
Khác với các phần mềm trước thì BIM là một sự đổi mới về công nghệ hoàn toàn. Vì vậy, người dùng cần phải có kế hoạch rõ ràng cho sự thay đổi này. Ví dụ về các vấn đề như đào tạo nhân sự, tập huấn để có sự kết nối tốt nhất khi thiết lập mô hình.
Trước khi đưa dự án vào hoạt động thực tế nếu chưa có kinh nghiệm thì bạn cần chạy một dự án BIM thử nghiệm. Với trường hợp bạn đang thực hiện nhiều dự án nhỏ mỗi năm thì cần xem xét hoàn thành một dự án thí điểm với BIM thì chắc chắn sẽ thu được nhiều kinh nghiệm.
Nếu bạn muốn tìm một đơn vị triển khai BIM chuyên nghiệm thì cũng cần xem xét đến yếu tố kinh nghiệm, năng lực của đơn vị thực hiện.
Khi chạy thử nghiệm dự án, hãy cố gắng liệt kê các tiêu chuẩn trong và trước khi thực hiện dự án. Dựa vào các kết quả đó thì bạn sẽ có được kinh nghiệm và giải pháp tốt nhất giúp cho việc áp dụng BIM phát triển thuận lợi hơn.
Công việc tìm nhân lực và xây dựng đội ngũ thực hiện dự án BIM rất quan trọng vì họ chính là người tham gia dự án, vận hành BIM. Hãy cố gắng sắp xếp các thành viên chủ chốt BIM vào trong dự án, cung cấp thêm các khóa đào tạo bổ sung, hỗ trợ phát triển đội ngũ cho công ty.
Các phần mềm sử dụng trong dự án BIM sẽ giúp phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn, tránh được sự lãng phí thời gian và tiền bạc trong quá trình xây dựng. Tại Việt Nam, việc áp dụng BIM phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ đọc bản vẽ thiết kế. Ứng dụng BIM cho nhà thầu và chủ đầu tư cũng gặp phải nhiều khó khăn. Một số phần mềm triển khai BIM khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay như Revit, BIM 360, Tekla, Navisworks,…
Việc cung cấp các khóa huấn luyện, đào tạo BIM là rất quan trọng. Đặc biệt chính là lúc dự án BIM được bắt đầu. Khi các bên tham gia dự án được đào tạo bài bản, họ sẽ biết cách vận hành dự án một cách tốt nhất mà không mắc phải các sai lầm nghiêm trọng. Bạn cũng cần xem xét chia nhân lực để tham gia đào tạo thay vì đào tạo toàn bộ nhân sự cùng một lúc.
Nhiều doanh nghiệp tham gia các dự án thiết kế xây dựng sẽ nhận thấy rằng việc kết hợp mô hình đơn lẻ thành mô hình chia sẻ chung sẽ đẩy mạnh quá trình phối hợp trong dự án. Điều này sẽ giúp các bên tham gia dự án nắm được mọi thông tin và mở ra một bước tiến mới.
Khi áp dụng mô hình BIM, bạn sẽ thấy được khả năng mở rộng của mô hình: hiển thị, phối hợp và phân tích mới. Vì vậy, có thể tìm cách khiến cho các khả năng mới trở thành giá trị. Hơn nữa sẽ giúp cung cấp hơn nhiều dịch vụ mới cho khách hàng, truyền đạt các giá trị của BIM cho khách hàng. Đồng thời cũng sẽ cho biết bạn đã sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của nhiệm vụ BIM khi dự án diễn ra.
Vòng đời của mô hình BIM được tạo lập dựa trên quy trình mô hình cộng tác, duy trì và sử dụng thông tin xây dựng. Để có thể quản lý các hoạt động và bảo trì dự án trong suốt vòng đời hoạt động.
Để có thể thu thập và tạo ra dữ liệu một hoặc nhiều công trình, các chủ đầu tư, kỹ sư và kiến trúc sư có thể sử dụng 2 phương pháp chính. Đầu tiên là cần sử dụng dữ liệu BIM ở giai đoạn sau thi công. Trong hoạt động hệ thống cơ sở vật chất, tạo hoạt động bảo trì giữa mô hình BIM và hệ thống quản lý tích hợp.
Điều này sẽ đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhóm trong dự án. Các nhóm làm việc sẽ được chọn thiết kế và thi công cơ sở vật chất mới hoặc cải tạo, đang được xây dựng. Phương pháp thứ hai là liên quan đến mô hình hóa cơ sở dữ liệu. Giúp tiếp cận toàn diện vòng đời mô hình BIM cho các danh mục đầu tư.
Hy vọng với các bước để các chủ đầu tư áp dụng BIM thành công tại Việt Nam sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để áp dụng cho dự án của mình. Cập nhật nhiều thông tin mới nhất tại Pointgroup.vn nhé.