Công nghệ xây dựng đang được thay đổi nhanh chóng và nhờ mô hình BIM mà giúp hiệu suất thiết kế và vận hành công trình hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu về mô hình BIM và ưu, nhược điểm của BIM trong xây dựng ngay dưới đây.
Mô hình BIM hay Building Information Modeling, Building có nghĩa là công trình, Information là thông tin và Modeling là mô hình. Có thể hiểu đơn giản BIM là mô hình thông tin công trình.
Cụm từ này được dùng để nói về ứng dụng được áp dụng trong ngành thiết kế xây dựng và sử dụng xuyên suốt quá trình thi công dự án, từ bước thiết kế, thi công xây dựng cơ sở hạ tầng đến khi dự án được hoàn thành.
Mô hình BIM được xây dựng dựa trên thiết kế 2D, 3D và cao cấp hơn so với các bản vẽ thiết kế dự án đơn thuần. BIM sẽ thể hiện các thông tin thiết kế của dự án, những thông số này có thể thay đổi hoặc cập nhật trong quá trình dự án được xây dựng.
Mô hình BIM là một mô hình 3D ảo có đủ thành phần thiết kế như gạch, ánh sáng, nội thất,… Có thể sử dụng các dữ liệu để phân tích các yếu tố trong công trình như nguyên vật liệu, giá thành, thời gian xây dựng.
Ngoài ra, các thông tin chi tiết trong dự án sẽ luôn được cập nhật và bổ sung trong quá trình triển khai đến khi dự án được hoàn thành. Với các triển khai dự án truyền thống, sự chuyển đổi thông tin giữa nhóm thiết kế và xây dựng là một vấn đề phức tạp. Với bản vẽ truyền thống, chỉnh sửa các thông số trên bản vẽ sẽ ảnh hưởng nhiều bản vẽ khác nhau và được chỉnh sửa thủ công.
Tóm lại, BIM trong xây dựng là quy trình tạo nên mô hình ảo của dự án sắp được thi công và các thông số trong dự án sẽ được quan sát để thay đổi sao cho phù hợp với thực tế.
Mô hình BIM đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế xây dựng từ bước lên ý tưởng, thiết kế đến thi công và vận hành công trình xây dựng. Bên cạnh đó, BIM có vai trò quan trọng trong việc bảo dưỡng hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện, khí đốt, xử lý nước thải và giao thông,… Mô hình BIM đã được chứng minh với nhiều lợi ích qua một số chỉ tiêu:
Bài toán đầu tư cho doanh nghiệp: Với những doanh nghiệp đang từ từ chuyển mình từ mô hình 2D sang mô hình BIM thì cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Doanh nghiệp cần phải cân nhắc các chi phí để mua bản quyền phần mềm, chuyên gia tư vấn để triển khai, quy trình đào tạo nhân viên. Việc sử dụng thành thạo các ứng dụng và nâng cấp hệ thống máy tính phù hợp với mô hình BIM.
Bước đầu thực hiện dự án: Để áp dụng mô hình BIM trong xây dựng thành công thì bước đầu rất quan trọng. Để thiết kế thành công, các bên liên quan trong dự án cần phải có sự gắn kết và hợp tác tốt nhất để xây dựng mô hình chuẩn.
Mô hình BIM được được áp dụng trong mọi giai đoạn của dự án, từ bước hình thành ý tưởng đến thiết kế, thi công, thậm chí cả bước vận hành và bảo dưỡng công trình. Các bên liên quan trong dự án đều sử dụng mô hình BIM để chủ đầu tư, thiết kế kiến trúc, nhà thầu chính, nhà thầu phụ, quản lý cơ sở hạ tầng,…
Theo các thông tin chính thức, chính phủ nước ta đã vàng đang tiến hành đưa ra các quy định bắt buộc sử dụng BIM trong lĩnh vực xây dựng. Các doanh nghiệp và nhà thầu đã chuẩn bị nguồn lực để sẵn sàng cho mọi quyết định của chính phủ về mô hình BIM.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình BIM trong xây dựng và ứng dụng theo quy định của chính phủ. Hãy theo dõi Point Group để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích nhé.